Cây mai vàng từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự may mắn và phát đạt trong dịp Tết. Những gốc mai lớn tuổi, sần sùi, dáng thế đẹp thường được định giá rất cao, có thể lên đến vài chục triệu đồng. Nghề chơi mai không chỉ là đam mê mà còn là một nghề mưu sinh chính đối với nhiều hộ gia đình. Vậy làm thế nào để chăm sóc cây mai vàng trong suốt một năm để đảm bảo mai phát triển khỏe mạnh và ra hoa đúng dịp Tết? Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết trong bài viết này tại nơi thu mua mai vàng

Nhắc đến mùa xuân, chúng ta không thể không nhắc đến những loài hoa rực rỡ khoe sắc dưới ánh nắng ấm áp, hòa quyện với những chồi non xanh mướt, tạo nên một khung cảnh tràn đầy sức sống. Trong số đó, hoa mai là một trong những loài hoa đặc trưng của mùa xuân, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán. Hoa mai không chỉ mang vẻ đẹp thanh tao mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hóa của người Việt. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loài hoa đặc biệt này nhé!

Tổng Quan Về Cây Hoa Mai

1. Thông Tin Cơ Bản Về Cây Hoa Mai

Hoa mai có tên khoa học là Ochna integerrima, thuộc họ Ochnaceae. Cây còn có tên gọi khác là hoàng mai, mai vàng. Đây là một loài cây phổ biến và được yêu thích trong dịp Tết, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam.

Mai vàng phân bố rộng rãi tại các khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Ngoài ra những vườn mai vàng còn mọc nhiều tại đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên, tuy nhiên số lượng có phần ít hơn.

Cây mai thuộc loại cây thân gỗ, sống lâu năm, có thể lên đến hàng trăm năm. Thân cây xù xì, gốc to, rễ phát triển mạnh mẽ, giúp cây đứng vững trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt, hoa mai có đặc tính tự rụng lá vào mùa đông để chuẩn bị ra hoa vào mùa xuân. Chính vì vậy, vào tháng Chạp Âm lịch, người ta thường tuốt hết lá để kích thích cây ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán.

 

2. Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Hoa Mai

Nguồn Gốc Của Cây Hoa Mai

Cây hoa mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo sách cổ "Trân hương bảo ngự" của Phí Cung Ấn đời Minh có ghi chép: "Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi", nghĩa là Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh, còn Trụ Vương từng đội tuyết cùng ngắm hoa mai. Điều này chứng tỏ rằng loài hoa này đã xuất hiện từ hơn 3000 năm trước tại Trung Quốc.

Người Trung Quốc rất yêu thích hoa mai và xếp nó cùng với tùng, cúc trong nhóm "Tuế tàn tam hữu" – biểu tượng của sự kiên cường trước thời tiết khắc nghiệt, không khuất phục trước nghịch cảnh. Hoa mai còn được xem là quốc hoa của Trung Quốc, giống như hoa đào là biểu tượng của Nhật Bản.

Hoa mai có rất nhiều loại khác nhau, trong đó bốn loại phổ biến nhất gồm:

  • Bạch mai: Hoa có màu trắng tinh khiết.

  • Hồng mai: Hoa mang sắc hồng nhẹ nhàng, quyến rũ.

  • Thanh mai: Hoa có sắc vàng tươi hoặc vàng đậm.

  • Mặc mai: Hoa có màu đen hoặc tím đậm (loại này hiếm gặp).

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng khi du nhập vào Việt Nam, cây mai đã thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là khu vực miền Nam. Mai vàng trở thành biểu tượng không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt.

====>>Xem thêm: Tìm hiểu top bán cây mai vàng giá rẻ 2021

No description available.

1. Giai Đoạn Từ Tháng 1 – Tháng 6: Phục Hồi Sau Khi Ra Hoa

Sau khi trổ hoa rộng rài vào dịp Tết, cây mai bị suy yếu do mất nhiều dừ trữ. Do đó, việc chăm sóc trong giai đoạn này nhằm phục hồi sức khỏe cây mai.

Cắt Tán Và Tỉa Cành

  • Tiến hành cắt ngắn 30% các cành chìa ra ngoài để đảm bảo hình dáng cây gọn gàng.

  • Việc cắt tỉa sẽ giúp cây ra nhánh mới mạnh mẽ, gốc cây trở nên chắc chắn hơn.

Thay Đất

  • Loại bỏ một phần đất cũ và thay thế bằng hỗn hợp mới bao gồm xơ dừa, trấu sống, đất thịt.

  • Cắt bớt rễ già nhưng tránh cắt quá sát vì sẽ ảnh hướng đến sự phát triển của cây.

  • Rải lớp trấu sống ở dưới để thoát nước tốt.

Bón Phân

  • Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân vô cơ (với liều lượng hợp lý) để giúp cây tăng trưởng.

  • Bón định kỳ mỗi 2 tuần/lần.

Tưới Nước

  • Cây mai thích nước sông, nước mương.

  • Tưới 2 lần/ngày khi trời nắng, 1 lần/ngày khi trời mát.

2. Giai Đoạn Từ Tháng 6 – Tháng 12: Chăm Sóc Trước Mùa Hoa

Tháng 6 – Tháng 9: Phân Hoá Nụ

  • Bón phân lân (DAP) để nụ phát triển to khỏe.

  • Phun thuốc để phòng trắng bệnh đốm lá, rỉ sắt.

Tháng 9 – Tháng 12: Chuẩn Bị Ra Hoa

  • Giảm bón phân lân, tăng bón kali để hoa đặc sắc.

  • Cắt lá vào cuối tháng 11 để cây dành dinh dưỡng nuôi nụ.

Việc chăm sóc cây mai vàng yêu cầu sự kiên nhẫn và đúng kỹ thuật. Hy vọng bài viết này giúp bạn đạt được một chậu mai đẹp, nở rực rỡ trong dịp Tết.

 

Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777

Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com

Facebook: Vườn mai Hoàng Long

Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.